Giải đáp chi tiết về cấu tạo van điện tử ít người biết
Van điện từ là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày từ sinh hoạt trong gia đình cho tới nhà máy, sản xuất… trong các thiết kế hệ thống nén khí, gas lạnh và nhiều nhất là các hệ thống nước. Được sử dụng phổ biến như vậy nhưng bạn đã nắm về cấu tạo van điện từ như thế nào để biết sử dụng cũng như sửa chữa hợp lý chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Xem nhanh
- 1 Trước khi tìm hiểu về cấu tạo van điện từ thì bạn cần nắm van điện từ là gì?
- 2. Cấu tạo van điện từ như thế nào?
- Phần thân van
- Cửa vào của van – hay còn gọi là cửa dẫn môi chất vào
- Cửa ra – hay còn gọi là ống dẫn môi chất ra
- Vỏ ngoài ( vỏ bảo vệ cuộn điện từ)
- Cuộn dây điện sinh từ – Cuộn coil
- Dây điện kết nối với nguồn điện bên ngoài
- Trục van – Đĩa van
- Lò xo đẩy trục van ( lò xo này luôn ở trạng thái đóng hoặc mở)
- Khe hở dẫn lưu
1 Trước khi tìm hiểu về cấu tạo van điện từ thì bạn cần nắm van điện từ là gì?
Van điện từ (tên tiếng Anh là solenoid valve) là một thiết bị cơ điện được sử dụng với mục đích điều tiết dòng chảy của lưu chất ( cụ thể là nước, khí ga hoặc hơi nóng). Vậy van điện từ có tác dụng gì? Nó sẽ giúp hệ thống hoạt động nhanh và tốt hơn, kiểm soát dòng chảy nhanh chậm theo mục đích của việc sử dụng. Đặc biệt nó có ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và lắp đặt, chỉ cần sử dụng nguồn điện 24v hoặc 220v là có thể vận hành.
Van điện từ có 2 dạng thông thường: Van điện từ thường mở và van điện từ thường đóng
2. Cấu tạo van điện từ như thế nào?
Cấu tạo van điện từ đang được sử dụng hiện nay đều được chia làm 2 phần cơ bản là là phần thân van và phần điện từ. Tuy nhiên, tùy theo nhà sản xuất cũng như mục đích sử dụng mà phần thân van sẽ có loại 2 hoặc 3 cửa và thêm 1 số bộ phận khác. Nhưng trên cơ bản cấu tạo van điện từ sẽ bao gồm các bộ phận sau:
Phần thân van
Phần thân van điện từ sẽ được làm từ đồng, inox, hoặc nhựa. Sử dụng loại vật liệu nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn cần van điện từ này cho môi trường làm việc nào hay loại chất chảy qua van là chất gì: nước hay chất khí nóng, khí gas…?
Cửa vào của van – hay còn gọi là cửa dẫn môi chất vào
Hầu hết các van điện từ sẽ được đồng bộ chung 1 kiểu kết nối là ren hoặc kết nối mặt bích. Và việc sử dụng kiểu kết nối nào sẽ phụ thuộc vào áp suất môi trường sử dụng và loại môi chất vào nào.
Cửa ra – hay còn gọi là ống dẫn môi chất ra
Cửa ra có nhiệm vụ dẫn lưu chất đi ra ngoài van và đi vào hệ thống ống sau khi đã được chốt van mở ra để chảy qua khe hở.
Vỏ ngoài ( vỏ bảo vệ cuộn điện từ)
Phần này của van điện từ là vỏ nhựa cao cấp, chống thấm và cách nhiệt.
Trên phần vỏ van thường sẽ có gắn dây để kết nối với nguồn điện hoặc có những hãng sản xuất sẽ gắn thẳng chân rắc cắm nguồn, với loại van gắn dây nguồn thì sẽ thiết kế thêm nắp bảo vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của nước và bụi bẩn chui vào.
Cuộn dây điện sinh từ – Cuộn coil
Đây là cuộn dây điện có tác dụng sinh từ. Cuộn này sẽ có 2 loại cơ bản là loại quấn nhiều vòng dây và loại được đúc theo các hình dạng có sẵn với lỗ rỗng bên trong. Cuộn dây điện từ sẽ được sơn phủ bằng lớp sơn epoxy – chất liệu này có tác dụng cách nhiệt và cách ẩm. Kết nối với nguồn điện thông qua dây nguồn.
Dây điện kết nối với nguồn điện bên ngoài
Đây là bộ phận kết nối nguồn điện giúp dẫn nguồn điện đến cuộn dây điện từ của van điện từ. Cấu tạo van điện từ thì dây điện của nguồn điện xoay chiều ( dùng phổ biến nhất là 220V) thì 2 dây sẽ có màu sắc giống nhau, còn nếu sử dụng nguồn điện 1 chiều thì 2 dây điện này sẽ khác màu.
Nhưng vẫn có 1 số hãng sản xuất chân cắm vào nguồn được thiết kế gắn liền trực tiếp với vỏ van.
Trục van – Đĩa van
Đĩa van thường có thiết kế dạng trục tròn, với nhiều kích thước và chủng loại khác nhau nên theo đó đường kính trục cũng sẽ khác nhau. Trục van đóng vai trò đóng kín hoặc mở khe dẫn, cho phép lưu chất chảy qua van trong cấu tạo van điện từ.
Lò xo đẩy trục van ( lò xo này luôn ở trạng thái đóng hoặc mở)
Lò xo này có tác dụng đẩy trục van điện từ luôn ở trạng thái đóng hoặc mở phù hợp điều kiện hoạt động.
Khe hở dẫn lưu
Khe hở này làm nhiệm vụ dẫn lưu chất qua van. Cấu tạo van điện từ sẽ khác với những loại van cầu, van bi, van bướm ở khe hở dẫn lưu này, với kích thước khe hở là các lỗ nhỏ.
Trên đây là phần phân tích chi tiết từng bộ phận cấu tạo van điện từ. Sau khi đã hiểu về cấu tạo của van bạn có thể tìm hiểu thêm về các nguyên lý hoạt động van điện từ cũng như chức năng, sự khác nhau của loại van điện từ hai cửa hay ba cửa để có sự lựa chọn phù hợp cho mục đích sử dụng của bản thân.
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !!!