Hướng dẫn cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt
Mỗi mô mình trồng cây sẽ tương ứng với một phương pháp tưới nước nhất định. Mô hình trồng cây của bạn là gì? Trồng rau, cây ăn trái, …. Hôm nay, thietbiphunsuong.com sẽ gửi đến các bạn cách làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt đơn giản cho khu vườn của bạn nhé.
Xem nhanh
1 Tưới nhỏ giọt là gì?
Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới (nước hoặc phân bón) bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của nhiều loại cây khác nhau, hoặc nhỏ lên bề mặt đất, hoặc trực tiếp lên vùng có rễ qua một hệ thống gồm các van, đường ống và lỗ thoát. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các ống nhỏ để cung cấp nước trực tiếp đến gốc cây. Tưới nhỏ giọt được chọn để thay thế việc tưới bề mặt vì các lý do khác nhau, thường là để giảm thiểu sự bay hơi nước.
2 Hiệu quả tưới hệ thống tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới hiệu quả nhất. Nếu hệ thống phun sương có hiệu quả khoảng 75-85%, thì hệ thống nhỏ giọt thường là 90% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là nước ít bị lãng phí hơn nhiều! Vì lý do này, tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới ưa thích ở các vùng khô hạn. Tưới nhỏ giọt có những lợi ích khác khiến nó hữu ích ở hầu hết mọi nơi. Nó dễ lắp đặt, dễ thiết kế, có thể rất rẻ và có thể làm giảm các vấn đề bệnh tật liên quan đến mức độ ẩm cao trên một số cây trồng.
3 Nguyên tắc hoạt động
Tưới nhỏ giọt hoạt động bằng cách đưa nước từ từ, trực tiếp vào đất. Hiệu quả cao của tưới nhỏ giọt là do hai yếu tố chính.
– Nước ngấm vào đất trước khi nó có thể bốc hơi hoặc chảy ra.
– Nước chỉ được tưới ở nơi cần thiết, (ở gốc cây) chứ không được phun khắp nơi.
4 Cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
Bước 1: Hình dung về khu vườn, nguồn nước.
Hầu hết hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép nước nhỏ ra với tốc độ quy định mà không bị tắc nghẽn. Các đường ống có thể uốn lượn xung quanh vào giữa các cây, nhưng cũng có thể lắp đặt đường ống thẳng.
Bạn có thể mua đường ống đã được đục lỗ sẵn rồi gắng với các béc nhỏ giọt, hoặc bạn phải tự đục các lỗ và gắn các béc nhỏ giọt vào bên ngoài của ống. Ngoài ra, bạn cũng cần những đoạn ống không đục lỗ để dẫn nước (hay còn gọi là ống nguồn), điều chỉnh nguồn nước.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo rằng nếu bạn chưa thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt và chưa có kinh nghiệm về việc lắp đặt hệ thống ống nhỏ giọt, thì tốt nhất bạn nên chọn trọn bộ hệ thống tưới nhỏ giọt trên website thietbiphunsuong.com
Trước tiên, bạn sẽ cần vẽ sơ đồ khu vườn của mình – vì hệ thống tưới vi sinh đòi hỏi rất nhiều ống, nó không phù hợp với bãi cỏ – và vạch ra cấu hình của ống và các phụ kiện, sau đó mua riêng một số bộ phận. Hoặc liên hệ với thietbiphunsuong.com để được tư vấn, thiết kế hệ thống ống nhỏ giọt phù hợp cho khu vườn của mình.
Bước 2: Kết nối ống chính với nguồn
Lắp van cấp nước vào bộ điều chỉnh áp suất (nếu hệ thống của bạn chưa có van riêng). Van này sẽ ngăn nước vòi ô nhiễm từ bên ngoài chảy ngược vào đường cấp nước trong nhà. Sau đó, gắng bộ lọc vào bộ điều chỉnh áp suất.
Bước 3: Bố trí ống
Gắn các ống chính với các ống nhỏ giọt lại với nhau theo thiết kế ban đầu. Sau đó gắn các đầu béc tưới nhỏ giọt vào các lỗ trên ống sao cho nước từ các đầu béc đi ra gần các rễ cây.
Bước 4: Lắp que cắm trên mặt đất
Sau khi đã đặt các ống vào vị trí, hãy sử dụng tiếp đất để giữ ống xuống, đảm bảo móc ở đầu cọc vừa khít với đường ống. Đối với những khúc cua, ngã rẽ, chúng ra sẽ nối các ống lại với nhau bằng các tê nối, co nối.
Bước 5: Đặt ống xung quanh cây
Nếu là thiết kế hệ thống ống nhỏ giọt thẳng cho khu vườn, có thể bỏ qua bước này. Nhưng nếu không sử dụng thiết kế thẳng thì định vị các vòng chung quanh gốc cây. Sử dụng một chiếc bấm lỗ để xuyên qua đường ống, ngay điểm nối, hãy dùng 1 nối T nhỏ để gắng với ống dẫn.
Bước 6: Vị trí béc phun
Kẹp đầu béc vào que cắm và định vị nó đúng chỗ trên mặt đất. Đối với mô hình phun nhỏ giọt theo sơ đồ thẳng, cố định thì việc này đã thực hiện ở bước lắp đặt các ống nhỏ giọt.
Bước 7: Đóng phần cuối của ống
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, hãy bật nước trong một phút để đảm bảo nước bẩn được đẩy hết ra khỏi ống. Tiếp theo tắt vòi nước, gấp phần cuối ống, cố định lại mép gấp, ở đây cũng có thể gắn 1 cái van thay cho mép gấp để thuận tiện trong việc xả nước.
Bước 8: Che ống
Làm sạch xung quanh tất cả các đường ống và đảm bảo rằng tất cả các kết nối để chặt chẽ và không có béc nào bị tắc hay nghẽn nước. Bật nước và kiểm tra xem hệ thống có rò gỉ không, kiểm tra các chỗ nối kém, yếu.,…
Để giữ cho nước không bị bay hơi trước khi đến chỗ tưới (rễ cây) hoặc tạo mỹ quan cho khu vườn, hãy phủ lên ống dẫn một lớp mỏng các loại lá cây hay mùn đất.
5 Một số điểm lưu ý khi lắp hệ thống tưới nhỏ giọt
Mặc dù việc thiết kế, lắp đặt hệ thống ống tưới nhỏ giọt rất đơn giản, nhưng để hệ thốnghoạt động một cách hiệu quả thì cũng cần lưu ý những điểm sau:
Lưu ý về việc sử dụng ống chính.
Sử dụng ống tưới nhựa 21mm cho các đường chính và rẻ nhánh chính. Tổng chiều dài của đường chính không được quá 100 mét, vì nếu vượt quá 100m, thì sẽ không đảm bảo được lượng nước đi tới điểm tưới, đồng thời, việc sử dụng ống quá dài, chúng ta cũng khó kiểm tra việc hư hại, lỗi trong qua trình hệ thống vận hành.
Chiều dài ống nhỏ giọt
Chiều dài của ống nhỏ giọt không nên vượt quá 60 mét từ điểm nước đi vào ống đến cuối ống. Vì vậy, bạn có thể có 120 mét ống nếu nước chảy vào ống ở giữa (điều này có nghĩa là nếu ống chính đi giữa, mỗi bên chúng ta sẽ có thể nối được 30 mét ống nhỏ giọt) . Bạn có thể kéo dài ống này ra khỏi ống khác miễn là tổng chiều dài của các ống được kết nối không quá 60 mét.
Có nên chôn ống nhỏ giọt?
Vậy chúng ta có nên chôn ống nhỏ giọt không? Câu trả lời là không. Nếu bạn muốn giấu ống, chỉ nên đào một rãnh nông cho nó, sao cho nó nằm thấm hơn mặt đất xung quanh 1 chút, không để bụi bẩn lên ống vì như vậy rất dễ làm nghẹt béc nhỏ giọt và ảnh hưởng đến lượng nước từ trong ống ra môi trường.
Phụ kiện
Một lưu ý nữa trong lắp đặt hệ thống ống tưới nhỏ giọt là lưu ý về các phụ kiện của hệ thống. Điều này thực sự quan trọng! Có nhiều kích thước ống nhỏ giọt khác nhau được bán và các phụ kiện phải được chế tạo cho đúng kích thước ống mà bạn đang sử dụng. Nếu không, chúng sẽ rất khó lắp đặt, hoặc ống sẽ bung ra khỏi ống nối.
Nếu không đúng phụ kiện của hệ thống, đôi khi chúng ta lắp đặt ban đầu vẫn có thể chạy được, nhưng khoảng một tuần sau hoặc lâu hơn, các mối gắng ống lỏng ra, cuối cùng ống sẽ bị bung ra. Đừng bao giờ làm nóng ống nhỏ giọt, cũng đừng bôi dầu lên ống, hoặc bôi lên các phụ kiện để dễ dàng gắng chúng lại với nhau nhé.
Đặt ống nhỏ giọt xuống
Ban hãy cố định các ống nhỏ giọt xuống đất cách nhau mỗi mét một lần. Điều này giúp các ống không bị di chuyển bởi chúng có xu hướng tự di chuyển khi vận hành do lực tác động của nước. Việc cố định chúng cũng giúp bảo vệ chúng không bị hư hại.
Ta nên sử dụng cọc kim loại thay cho những chiếc cọc nhựa vì cọc nhựa sẽ bị bung ra và bị lỏng quá dễ dàng. Chúng ta có thể mua một số mắc áo ở cửa hàng, uốn một đoạn dây dài 30cm thành hình chữ “U” để làm “ghim” ống.
Lỗ thông hơi
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thống ống tưới nhỏ giọt, mọi người thường bỏ qua điểm lưu ý này. Nếu hệ thống nằm trên 1 mặt phẳng thì chúng ta không cần dùng lỗ thông hơi.
Đối với việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt ở khu vực dốc, thì các lỗ thông hơi phải luôn được sử dụng, và được đặt ở điểm cao nhất của mỗi mạch van nhỏ giọt.
Van xả và nắp kết thúc
Nhớ lắp van xả hoặc nắp cuối ở cuối mỗi ống nhỏ giọt, và nên làm van xả bằng tay để dể dàng trong việc vận hành và tháo lắp.
Trên đây là một số thông tin thietbiphunsuong.com gửi đến các bạn về cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Hãy liên hệ với thietbiphunsuong.com khi cần được tư vấn, hỗ trợ nhé.
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !!!